Khi bị thương ở một vùng nào đó cây dó sẽ tích tụ nhựa ở đây để tự băn bó vết thương, xem như một khả năng tự đề kháng để chống lại tác nhân bên ngoài, từ đó tạo ra trầm hương.
Giáo sư Đinh Xuân Bá nguyên giảng viên trường đại học bách khoa Hà Nội là người đã có rất nhiều năm nghiên cứu về trầm hương. Theo ông, sau khoản 30 năm phát triển thì chỉ khoản 10% số cây dó có trầm trong lõi, đó là trầm hương tự nhiên rất quý hiếm và đắt tiền.
Trầm có khả năm giảm tressrt , an thần, dùng để sản suất thuốc, nước hoa cao cấp, đây là loại dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, một kg trầm hương có giá lên tới hàng trăm ngàn đô la mỹ.
Nhu cầu trầm hương trên thế giới ngày càng tăng, trong khi đó lượng trầm tự nhiên gần như đã cạn kiệt do việc khai thác quá mức.
Chính vì vậy con người đã tìm cách tác động vào cây dó để tao ra trầm hương. Các biện pháp hóa học đã được áp dụng.
Sau khi đã tạo vết thương trên cây dó, các chế phẩm tạo trầm có nguồn gốc hóa học được bơm vào các vết thương, một thời gian sau trầm sẽ dần hình thành bao quanh các vết thương đó.
Hiện nay có các loại thuốc cấy tạo trầm khác nhau, mà thành phẩn của chúng chủ yếu là một số:
– Loại nấm : Fusarium Oxysporum, Cladosporrium….
– Hóa chất: Acid formic, methyl jasmonate, chitosan…
– Một số vi khuẩn, nấm men, dưỡng chất thực vật, chất điều hòa dinh dưỡng.
Thuốc cấy được truyền qua các lỗ được khoan phân bố rải rác trên cây, sau một thời gian trầm sẽ hình thành bao quanh các lỗ trầm đó, hoặc có thể dùng các bộ truyền dẫn thuốc để chuyền thẳng đến các mạch xylem của cây, bằng cách này thuốc sẽ ngấm dần vào mạch cây, sau đó được dẫn truyền theo mạch xylem đi khắp thân cấy. Đó là cách gây nội thương và nhiễm bệnh giúp trầm hình thành theo dọc mạch Xylem hay nói cách khác là dọc thân gỗ của cây.
Số lượng trầm hình thành phụ thuộc vào chất lượng chế phẩm tạo trầm, trầm tích, thổ nhưỡng và thảm thực vật liên quan.
Trong khi các chế pháp tạo trầm hương nhờ tác động cơ học và các hóa chất từng áp dụng rất phổ biến thì có một nông dân ở huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai đã tìm ra cách tạo trầm hương từ dịch kiến.
Tại sao loại kiến, một loài động vật nhỏ bé lại tạo ra những sản phẩm quý hiếm với giá trị lớn như vậy ?
Người có ý tưởng sử dụng kiến để tạo trầm hương là ông Trương Thanh Khoan, trong một lần tình cờ phát hiện ra một loài kiến làm tổ trên cây dó, trong quá trình tạo trầm, ông Khoan nhận ra rằng loài kiến này chính là các thợ sản suất trầm hương trong tự nhiên.
Ông Khoan bắt đầu nghiên cứu loài kiến này để thuần dưỡng chúng, tạo điều kiện cho chứng sản sinh ra một loại dung dịch mà ông gọi là dịch kiến. Chính loại dịch này sẽ kích thích quá trình tạo trầm trên cây dó.
Chế phẩm tạo trầm của ông Trương Thanh Khoan có chứa tinh chất do kiến sản suất ra được gọi là dịch kiến, nhờ chế phẩm này ông Khoan đã cấy tạo trầm rất thành công trên cả vạn cây dó bầu và thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Cách sử dụng kiến để tạo ra trầm hương của ông Khoan đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học bởi trên thị trường hiện nay đang tồn tại các loại thuốc cấy tạo trầm kém chất lượng gây chết cây, thua lỗ trong việc trồng tạo trầm.
Chính vì vậy việc phát hiện ra dịch kiến có ý nghĩa quan trọng trong việc chế tạo các chế phẩm tạo trầm chất lượng.
Theo các nhà kiến học, trên trái đất có hơn 10.000 loài kiến, loài kiến có mặt ở khắp nơi đặt biệt là trong các rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Theo giáo sư Đinh Xuân Bá, 1 trong 49 loài kiến cắt lá đươc cho là đã tạo nên dịch kiến tạo trầm hương. Một số kiến thợ đi tìm nguồn lá và cắt lá, các kiến thợ cắt xé nhỏ lá đã cắt để vận chuyển về tổ, tại tổ là được nghiên vụng ra và được trộn đều cùng với dịch kiến do kiến tiết ra, thường chứa ezim bổ sung thêm các vi khuẩn thường sống cộgn sịnh với kiến, sau đó các kiến thợ cấy lên đó những sợi nấm được cất giữ từ trước, sau một thời gian, nấm mọc lên tạo thành một vườn nấm. Trong đó có có chứa các Gongylidia.
Nấm Gongylidia là sự kết hợp giữa các Enzymes từ kiến tiết ra cũng với lá cây, rơm rạ tạo thành.
Gongylidia thường chứa các glucozo, glycozen, glycan, manitol, lipid, enzyme, và các amino acids tự do.
Năm 2008 các nhà khoa học đã phân lập được nấm Fusarium, oxysporum và Cladosporum ở các tổ kiến của kiến cắt lá đây là các nấm thường được dùng để tạo chết phẩm cấy tạo trầm.
Và những nấm này cũng trùng hợp được tìm thấy trên những loại trầm hương hoang dã ngoài tự nhiên.
Và phát kiến của anh Khoan đã đi đúng hướng với những nghiên cứu khoa học trước đó.
Ngoài dịch kiến thì chế phẩm sinh học từ thuốc kiến còn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng cho cây, giảm nguy cơ cây chết.
Loại thuốc cấy này sau khi được truyền vào cây thì khoản 1 năm có thể hình thành trầm hương.
Sáng kiến của ông Khoan vài năm trước đã tạo tiền đề cho việc phát triển trầm hương sạch an toàn và hiệu quả, thuận với tự nhiên.
Ông Khoan cho biết, chế phẩm vi sinh từ kiến giúp quá trình tích tụ trầm trên cây dó nhanh, chất lượng trầm thuộc loại 5 đến loại 3 nên có giá bán bình quân khoảng từ 2-5 triệu đồng một kg.
“Trầm do tôi tạo nên không có hóa chất độc hại nên làm ra đến đâu có người mua đến đấy. Không chỉ thị trường trong nước mà các đối tác ở Thái Lan, Sigapore, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng tìm về tận vườn để đặt hàng. Nhiều danh y trong nước cũng tìm đến mua trầm hương về chế thuốc”, ông Khoan cho hay.
Không chỉ bán các sản phẩm trầm hương theo trọng lượng, ông Khoan còn chế tác sản phẩm thành cây cảnh, khô mộc dùng để trưng bày. Theo ông Khoan, dòng sản phẩm này hiện được rất nhiều người ưa chuộng và có giá không hề rẻ. Mỗi khô mộc trưng bày có chiều cao từ 1-1,5m có giá trên dưới 20 triệu đồng.
Những cây có nhiều điểm tích tụ trầm, màu sắc đẹp, thế đẹp thì có giá từ 50 đến 100 triệu đồng. Ông thổ lộ:
Để tận thu nguồn nguyên liệu trầm hương, ông Khoan cũng xây dựng lò chưng cất tinh dầu trầm. Đây là tinh dầu được dùng làm dược liệu chữa bệnh và phục vụ công nghiệp mỹ phẩm có giá mỗi lít 5.000- 10.000 USD (khoảng 100-200 triệu đồng một lít).
Ông Khoan cho hay, sau khi đục đẽo, phân loại sản phẩm trầm thì những thớ gỗ dó bầu có trầm kém hơn sẽ được xay nhuyễn rồi cho vào nồi chưng cất.
Quá trình này vừa không tốn chi phí sản xuất vừa loại bỏ gỗ dó bầu thừa lại vừa cất được tinh dầu trầm với giá trị cao. Với những thành tựu đã đạt được, ông Khoan đang ấp ủ hy vọng sẽ phổ biến chế phẩm do ông chế tạo để giúp nông dân trồng dó bầu tạo trầm.
Tháng 6 năm nay, “phương pháp kích thích và chế phẩm vi sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương” của nông dân Trương Thanh Khoan đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận bằng độc quyền sáng chế.
Năm 2012, “chế phẩm kích thích cây dó để tạo trầm hương” của ông đoạt giải nhất, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2012;
Năm 2013, “chế phẩm kích thích cây dó để tạo trầm hương” của nông dân Khoan đoạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 – 2013);
Năm 2014, ông Khoan được Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo (Trung ương Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam) chứng nhận “Danh hiệu cúp vàng sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo năm 2014”.
Tôi xin hỏi : Tôi có cây dó bầu muốn cấy trầm thì có được không, ai có thể cấy cho tôi xin địa chỉ liên hệ. Số ĐT của tôi là 0836991538. Rất mong được mọi người giúp đỡ
Hiện tại bên Trầm Hương Việt chưa có hướng cấy tạo trầm gia công. Shop chấp nhận bài viết này để ai có thể cấy được thì liên hệ.