1. Quá trình hình thành trầm hương
Theo các nhà khoa học, sự hình thành trầm hương có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc di truyền của loài, tuổi cây và một loạt các tiêu chí sinh thái khác như cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, thành phần đất đai… Về nguyên lý, để cây dó tạo thành trầm phải có hai yếu tố:
Chấn thương cơ giới mạnh, như bị mảnh bom đạn khi nổ găm vào thân cây, hoặc do con người dùng rìu, rựa chặt sâu vào thân cây, những lỗ hổng lớn do sâu bệnh đục khoét, hoặc những vị trí gãy cành, gãy ngọn do gió bão gây ra, hoặc những vị trí tỉa cành tự nhiên của cây.
Tại những nơi chấn thương ấy, sau một thời gian dài từ 10 – 15 năm, dưới tác động mỗi ngày một ít của những chỉ tiêu sinh thái vừa kể trên, những bào tử sẵn có nằm trong không gian môi trường tác động vào vết thương gây ra những phản ứng hóa học bên trong cây dó và từ đó tạo thành trầm hương, tùy theo mức độ tác động mà cho ta trầm tốt hay xấu.
Phu trầm đang thăm dò chất lượng trầm ( đây là cây trầm hương tự nhiên được bảo tồn và khai thác có mục đích bên Indonesia )
Trong thực tế, không phải vết thương nào trên cây dó cũng tạo trầm, nhưng cách lý giải này xem ra có độ xác thực hơn cả, chẳng thế mà xưa nay những những người đi địu khi gặp những cây dó bầu chưa ăn trầm, đã biết tác động vào nó (tiếng nghề là mở miệng) bằng cách chém vài nhát rìu (chành) sâu vào rễ, thân hoặc nhánh cây – là những nơi có nhiều khả năng tạo trầm – để tạo ra vết thương, với hy vọng sau đó một thời gian cây sẽ được tạo trầm.
Khi mở miệng cây dó, dân địu không bao giờ mở quá một nửa của các bộ phận nói trên. Vì mở quá sâu, thân cây sẽ dễ bị ngã đổ, rễ không còn nhựa sống. Hơn nữa, mở miệng phải dưỡng cây. Thông thường tỷ lệ không bao giờ vượt quá 4/6, tốt nhất là già hơn 3/7.
2. Trầm hương có mấy loại
Trầm hương tự nhiên được chia thành khá nhiều loại phụ thuộc vào hàm lượng trầm chứa trong gỗ, cách xếp loại chủ yếu thuộc 4 nhóm chính và được chia theo thứ tự đếm số 1, 2 ,3 ,4.
- Trầm loại 1 : là trầm có lượng dầu chứa trong gỗ nhiều và chìm nước.
- Trầm loại 2 : lượng dầu chứa trong gỗ nhiều nhưng không chìm nước
- Trầm loại 3 : lượng dầu chứa trong gỗ trung bình
- Trầm loại 4: lượng dầu chứa trong gỗ ít.
3. Tên gọi của các loại trầm
Tên gọi của từng loại trầm cũng tùy theo vị trí trên thân, rễ cây dó mà từ đó trầm hương có tên gọi khác nhau, và những tên gọi này thường là giao kết giữa các dân trầm nên tùy vùng, tùy quốc gia mà có tên gọi khác nhau, không hề có sự thống nhất.
- Trầm rễ: trầm kết tinh ở phần rễ. Loại này thường rất tốt, có giá trị cao do mật độ gỗ cứng.
- Trầm mặt nhang: hình thành ở giữa thân cây dó
- Trầm mặt thốn: là trầm ở gần mặt dưới của phần gốc.
- Trầm mắt tử: kết tạo trên nhánh cây, nhưng vết gãy của cành tạo thành những vết thương, từ đó hìnht hành trầm ngay những mắt gãy của nhánh cây.
- Trầm sánh : trầm hình thành ngoài lớp thân cây, sánh thành những lớp dầu mỏng
- Trầm Banh : Chất lượng dầu tương đối, hình thành trong thân cây dó bầu, mật độ gỗ của nó khít và có nhiều dầu.
- Trầm kiến : Hình thành do những vết đục nhỏ của kiến trải dài, xung quanh những vết đục nhỏ đó tạo thành trầm hương.
- Trầm mắt đảo : Cũng dạng giống mắt tử, nhưng những khúc bị gãy là ụ lớn, có thể là thân hoặt cành lớn bị hãy hình thành trầm ngược vào bên trong.
Bạn đang xem tại website Tramhuongviet.com .Cảm ơn Quý khách hàng luôn quan tâm và theo dõi Trầm Hương Việt