Skip to main content
0909 966 771

Ngày lễ Vu Lan 15 tháng 7 âm lịch

Cỡ chữ
Trong thời đại hiện nay, văn hóa kính trên nhường dưới, trọng đạo hiếu nghĩa nên được phát huy và gìn giữ. Đây là những giá trị văn hóa tinh thần hết sức quý báu mà ông cha ta đã cố gắng gìn giữ cho đến bây giờ. Lễ Vu Lan là ngày lễ để con cháu nhìn lại, cầu mong và thể hiện tình yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ.

1. Ngày lễ vu lan dương lịch năm 2023

Ngày lễ Vu Lan hằng năm là ngày 15/7 âm lịch, nhưng để tiện cho các bạn canh ngày, Trầm Hương Việt sẽ quy đổi ra dương lịch các năm cho dễ nhớ.

Ngày lễ Vu Lan 2023 rơi vào Thứ Tư ngày 30/8/2023 dương lịch

2. Sự tích hình thành ngày lễ Vu Lan

Bắt nguồn từ sự tích đại đệ tử của Phật Thích Ca Mô ni là Đại Đức Mục Kiều Liên đã cứu mẹ ra khỏi kiếp dã quỷ.

Theo tích ngày xưa, mẹ của Mục Kiều Liên là người gây ra nhiều nghiệp ác, trái với người mẹ, Mục Kiều Liên lại là người hiền lành, ngoan ngoãn và hiếu thảo.

Sau khi mẹ qua đời, Mục Kiều Liên đã xuất gia theo đạo Phật và được nhận làm đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mô Ni, tu luyện được nhiều phép thân thông.

Ông đã dùng phép thần thông tuệ nhãn của mình để tìm khắp trời đất để muốn biết mẹ mình bây giờ như thế nào. Cuối cùng ông đã tìm được mẹ mình đang dưới địa ngực chịu nhiều khổ đày và đói khác chỉ còn trơ xương do gây nhiều nghiệp ác.

vu lan nga quy
Mục Kiều Liên đau buồn nhìn thấy mẹ mình đang bị kiếp Ngạ Quỷ.

Ông đã đem theo bát cơm đi xuống địa ngục để mong có thế giúp mẹ qua cơm đói khát. Người mẹ nhận được bát cơm của con, liền lấy tay che bát cơm lại nhằm không bị các quỷ đói xung quanh cướp lấy, nhưng chưa kịp ăn thì bát cơm đã biến thành ngọn lửa bốc cháy.

Đau buồn nhìn mẹ trơ xương, nằm úp mặt xuống đất trong đói khác mà không có cách gì giúp được mẹ, Mục Kiều Liên đã tìm đến Đức Phật để mong tìm được cách cứu mẹ mình.

Đức Phật dặn vào ngày 15/7 âm lịch, hãy mời các chư tăng lại và làm lễ cúng dường Tao Bảo để lấy phước cứu mẹ con.

Sau khi làm theo lời Đức Phật dạy, mẹ Kiều Liên đã thoát khỏi kiếp đọa đày và vãng sanh về cõi lành.

Từ đó, ngày rằm tháng 7 hằng năm trở thành ngày tri ân, báo hiếu trong phật giáo. Ngày này cũng trùng với tháng 7 cô hồn ở Việt Nam.

3. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan hay còn được gọi là Vu Lan Bồn được xem là ngày lễ báo hiếu lớn nhất trong năm của Phật giáo và rơi vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm.

Là dịp để con cháo trong gia đình thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà và lòng kính nhớ về tổ tiên. Đây cũng là văn hóa phát huy tính dân tộc theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của Việt Nam.

4. Làm gì vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu

4.1 Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ

Ngày lễ Vu Lan bạn hãy cùng gia đình đi Chùa cầu an, niệm kinh, cầu siêu, làm công quả, cúng dường hay thả đèn hoa đăng…

Đi chùa vừa để cầu an cho gia đình, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm gần gũi, vừa là cách để tâm hồn bạn lắng lại giữa bộn bề cuộc sống và lan tỏa tình yêu thương, đem nhân ái đến mọi người nhiều hơn.

Khi đi lễ Chùa bạn nhớ giữ các quy tắc như ăn mặc giản dị, kín đáo với tinh thần kính cẩn để giữ tôn nghiêm nơi linh thiêng.

Lễ vu lan
Lễ vu lan báo hiếu nhằm ngày 15/7 âm lịch hằng năm.

4.2 Thăm viếng mộ tổ tiên

Ngày lễ Vu Lan là ngày để tri ân, kính nhớ đến tổ tiên, hướng về nguồn cội. Bạn nên thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà tổ tiên, những người đã khuất.

Đem những việc tốt trong năm để dâng lên ông bà, cầu nguyện cho gia đình được bình an cũng như điểm lại những việc chưa tốt để khắc phục sửa chữa trong thời gian tới.

4.3 Nấu mâm cơm cúng để dâng lên ông bà, tổ tiên ngày lễ Vu Lan

Mâm cơm cúng ông bà tổ tiên là nghi lễ cổ truyền, là văn hóa của dân tộc Việt Nam trong ngày lễ Vu Lan.

Mâm cơm cúng thể hiện lòng thành kính và mong muốn tổ tiên được an nghỉ dưới suối vàng.

4.4 Tặng những món quà ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Thật tuyệt vời khi bạn cụ thể hóa những lời yêu thương dành cho cha mẹ mình bằng những hành động cụ thể, đó là những món quà tặng ý nghĩa.

Bạn hãy lưu ý đến những thói quen và sử thích của ông bà, cha mẹ để lựa chọn được những món quà có ý nghĩa nhất dành tặng cho cha mẹ mình nhé.

Món quà thực sự có ý nghĩa là món quà xuất phát từ tình yêu thương của con cái chứ không thể hiện ở giá trị vật chất của món quà. Chẳng có món quà đắt tiền nào có ý nghĩa bằng việc nhìn con cái mạnh khỏe, anh chị em trong gia đình hòa thuận, con cháu sum vầy đầm ấm bên nhau.

Vòng trầm hương hiện nay là món quà tặng ý nghĩa và thiết thực mà mọi người hay dành tặng cho nhau, nó mang nhiều giá trị tâm tinh và ý nghĩa tinh thần cao quý mà bạn nên dành tặng cho cha mẹ của mình. Hoặc dân những nén hương trầm thơm ngát để tỏ lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên.

5. Ý nghĩa bông hồng cài trên ngực áo ngày lễ Vu Lan

Nghi thức “Bông Hồng Cài Áo” là để  tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này, đồng thời để các con các cháu tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế. Đây là nghi thức lấy từ ý tưởng trong một đoản văn của nhà Sư Thích Nhất Hạnh vào năm 1962.

Ca khúc “Bông hồng cài áo” được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc từ bài văn của thiền sư góp phần đưa nghi thức bông hồng cài áo đi sâu vào tâm thức và văn hóa của người dân Việt Nam.

Lời bài hát bông hồng cài áo
Lời bài hát bông hồng cài áo.

Trong nghi thức, các Phật Tử với hai giỏ hoa hồng bên người, một giỏ hoa hồng đỏ và một giỏ hoa hồng trắng, sẽ cài hoa lên áo của người đến chùa tham dự lễ.

Như chúng ta đã biết, hoa hồng chính là biểu tượng của sự cao quý và tình yêu bất diệt và tình yêu của con cái dành cho cha mẹ là không bao giờ hết.

Với ý nghĩa thiêng liêng đó, nên cứ đến ngày lễ này,khi tham dự lễ bạn sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên ngực áo, đó là ý nghĩa của việc bạn còn đầy đủ cả cha lẫn mẹ.

Theo như lời Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thì: Lúc đầu, nghi thức này chỉ sử dụng hoa hồng màu đỏ, nhưng về sau, một số nơi bắt đầu phân chia ra thành nhiều màu sắc hoa hồng khác nhau.

Như người nào đã mất hết cha cùng mẹ thì cài hoa hồng màu trắng.

Người nào còn đầy đủ cha mẹ thì cài hoa hồng màu đỏ,

Người nào chỉ còn mỗi cha hoặc là mẹ thì sẽ cài hoa hồng màu nhạt hơn.

Trong thời đại hiện nay, văn hóa kính trên nhường dưới, trọng đạo hiếu nghĩa nên được phát huy và gìn giữ. Đây là những giá trị văn hóa tinh thần hết sức quý báu mà ông cha ta đã cố gắng gìn giữ cho đến bây giờ.

Bình luận (0 bình luận)